Phương pháp chống thấm ngược đang dần trở nên phổ biến trong các công trình xây dựng nhà ở hiện nay. Bởi vì những hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại cho người dùng. Vậy có những cách chống thấm ngược tường trong nhà nào và hiệu quả của chúng ra sao? Hôm nay trong bài viết chủ đề lần này hãy cùng Kansai Paint Việt Nam tìm hiểu nhé!
Những điều cần biết về chống thấm ngược tường trong nhà
Chống thấm ngược tường trong nhà là gì?
Chống thấm ngược tường trong nhà hay còn được gọi là chống thấm nghịch. Đây phương pháp thi công chống thấm ngược tường trong nhà của kết cấu, khu vực không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước thấm.
Phương pháp chống thấm ngược tường trong nhà được ứng dụng nhằm chống lại hiện tượng mao dẫn xảy ra ở bên trong của kết cấu công trình. Hiểu một cách đơn giản thì là khi nước xâm nhập vào hướng nào thì ta sẽ chống thấm ngược lại với hướng đó.

> Xem thêm:【Giải Đáp Thắc Mắc】Sơn Nhà Có Phải Pha Nước Không ?
Được biết, chống thấm ngược tường trong nhà có chi phí cao hơn so với phương pháp chống thấm thuận. Bởi vì quá trình thi công phương pháp này đòi hỏi người thợ cần có tay nghề kỹ thuật cao. Theo đó, gia chủ nên sử dụng kết hợp cùng lúc cả chống thấm thuận và chống thấm ngược cho tường nhà ngay khi thiết kế xây dựng để đạt được hiệu quả toàn diện nhất.
Nguyên nhân gây thấm dột ngược tường trong nhà
Có thể lý giải nguyên nhân cho các trường hợp cần xử lý chống thấm ngược tường trong nhà như sau:
- Thời tiết vào những ngày mưa, khiến nước mưa bắn trên tường bên ngoài tạo nên ẩm ướt lên tường.
- Thấm ẩm tăng lên tường bởi các mao dẫn trong lòng kết cấu bê tông và tường gạch.
- Độ ẩm trong không khí bị ngưng tụ, lắng đọng trên trần và tường nhà xuất hiện thấm dột.
- Quy trình xây dựng phần móng, chân tường của người thợ trước đó không sử dụng đủ vữa và xi măng dẫn đến những lỗ rỗng trên các viên gạch.

> Xem thêm: Tường Bị Muối Hóa Sủi Bọt Trắng Li Ti Phải Làm Sao?
Nếu không khắc phục bằng các phương pháp chống thấm ngược tường trong nhà kịp thời, ở các khu vực này sẽ nảy sinh vi khuẩn gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Bên cạnh đó, các vết loang lổ và rêu mốc cũng sẽ phá hủy đi tính thẩm mỹ của toàn bộ không gian.

Khi nào cần chống thấm ngược tường trong nhà
Không phải lúc nào tường bị thấm thì bạn cũng sử dụng phương pháp chống thấm ngược tường trong nhà. Bởi thực chất việc chống thấm ngược đòi hỏi kỹ thuật chuyên nghiệp, nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng nhà ở về lâu dài. Dưới đây là một số trường hợp thường được sử dụng chống thấm ngược tường trong nhà để đem đến hiệu quả cao nhất.
- Tường trong nhà bị ẩm và thấm dột do làm tầng hầm và thấp hơn cốt đường hiện hữu.
- Tường nhà giáp liền với tường nhà bên cạnh, hoặc chung vách
- Đơn vị thi công cần phải hiểu rõ về kết cấu bê tông của bức tường đang chuẩn bị chống thấm.
> Xem thêm: Sơn Chống Thấm 1 Thành Phần Là Gì Và Ưu Nhược Điểm Của Nó?
Ưu điểm của chống thấm ngược tường trong nhà
Mỗi phương pháp chống thấm đều có những ưu điểm riêng khác nhau và chống thấm ngược tường trong nhà cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của phương pháp chống thấm ngược tường:
- Khắc phục được những hạn chế mà phương pháp chống thấm thuận không làm được.
- Có sự đa dạng và linh hoạt cao: phương pháp này có thể sử dụng trong nhiều trường hợp thấm dột trong nhà như thấm từ ngoài vào trong tường nhà, trần nhà hay giữa 2 bức tường liền kề,…
- Có thể thi công ngay sau khi xuất hiện vị trí thấm và không nhất thiết phải thi công trước khi hoàn thiện công trình.
- Không gây hại cho sức khỏe của người thi công cũng như người sinh hoạt trong ngôi nhà đó.

> Xem thêm: Màu Sơn Chống Thấm Ngoài Trời Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay
Hướng dẫn cách chống thấm ngược tường trong nhà an toàn và hiệu quả nhất hiện nay
Để tăng hiệu quả chống thấm ngược tường trong nhà bạn cần sử dụng các vật liệu chống thấm có độ bám dính tốt cùng khả năng thẩm thấu sâu vào thân bê tông. Từ đó, lớp màng ở bên trong bê tông sẽ ngăn chặn được việc nước xâm nhập hiệu quả hơn.
Cùng Kansai Paint Việt Nam khám phá các vật liệu chống thấm ngược tường trong nhà hiệu quả nhất cùng quy trình thực hiện chống thấm ngược dưới đây:
1./ Sử dụng Sơn Kansai để chống thấm ngược
Bước 1: Bạn làm sạch, khô và bằng phẳng bề mặt cần thực hiện chống thấm ngược tường gạch. Điều này hỗ trợ lớp sơn được bám dính tốt hơn và hạn chế tình trạng phồng rộp. Theo đó thời gian lý tưởng để xử lý là sau 1 tuần xây xong công trình.
Bước 2: Nếu sử dụng bột trét tường thì bạn chỉ nên quét một lớp thật mỏng trên bề mặt.
Bước 3: Lăn những lớp thật mỏng đều và lăn nhiều lần. Điều này giúp liên kết giữa tường và sơn chống thấm được hiệu quả. Bạn nên sơn lớp thứ 2 khi lớp thứ nhất đã khô hoàn toàn và quét theo chiều từ trên xuống.

> Xem thêm: Nứt Tường Thế Nào Là Nguy Hiểm, Tường Nứt Nhà Sập Không?
2./ Sử dụng keo chống thấm ngược
Một số hạng mục thi công ưa sử dụng keo chống thấm như chống thấm tường gạch, chống thấm nhà vệ sinh các vết nứt tường hay trần nhà. Trong đó, loại keo chống thấm được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất là keo Epoxy nhờ vào các ưu điểm sau:
- Khả năng kháng điện và chống nước tốt
- Khả năng chống oxy hóa cao
- Độ bền cao, nâng cao tuổi thọ của công trình xây dựng
- Khả năng bám dính hiệu quả với nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa gỗ, kim loại, bê tông,…
> Xem thêm: Nguyên Nhân Sơn Bị Phồng Rộp Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
3./ Sử dụng Sika
Sika được đánh giá là loại hóa chất chống thấm ngược có tính kết dính cao và kháng nước hiệu quả. Do vậy Sila chống thấm ngược thường được ứng dụng để thi công chống thấm hoặc làm chất phụ gia tạo lớp vữa với độ kết dính tốt.
Theo đó, quy trình chống thấm ngược tường trong nhà bằng Sika được tiến hành như sau:
Bước 1: Sử dụng vữa không co ngót để cố định lại phần cổ ống, cổ vòi thoát nước
Bước 2: Thực hiện quét một lớp lót chống thấm lên bề mặt cần chống thấm. Đợi từ 3 tiếng cho lớp lót khô thì tiếp tục quét lớp thứ 2, thứ 3. Đợi từ 3 đến 4 tiếng cho lớp chống thấm khô hẳn rồi thực hiện lại bằng cách ngâm với nước.

> Xem thêm:【Giải Đáp Thắc Mắc】Nên Sơn Nhà Trước Hay Lắp Cửa Trước
4./ Sử dụng màng khò Bitum
Bitum là một loại hợp chất tồn tại duwois dạng lỏng, nhớt hoặc rắn. Đây là vật liệu đã được biến thể để có được khả năng kết dính cao và gần như không thấm nước. Quy trình chống thấm ngược tường trong nhà bằng khò Bitum như sau:
Bước 1: Sử dụng chổi sơn chống thấm ngược để quét 1 lớp màng chống thấm dạng lỏng.
Bước 2: Trải tấm màng Bitum và chuẩn bị khò thổi.
Bước 3: Làm nóng đèn khò và tiến hành khò. Lưu ý phân bổ đều nhiệt điện và sử dụng con lăn để giúp lớp màng khò thẳng đều.
Trên đây là những chia sẻ của Kansai Paint Việt Nam về vấn đề chống thấm ngược tường trong nhà, hy vọng đã mang đến cho quý gia chủ những thông tin hữu ích. Nếu còn có bất cứ băn khoăn thắc mắc gì cần tư vấn vui lòng để lại bình luận ở phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số hotline: 1900 88 68 62 để được các chuyên viên tư vấn cụ thể nhất nhé!
Thông tin liên hệ
zalo.me/918744844993182752