19/01/2024

Top Những Dung Môi Pha Sơn Dầu Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay

Từ thời xa xưa, con người đã luôn cố gắng tìm kiếm những cách thức pha chế màu sắc có tính thẩm mỹ và khả năng bảo quản cao. Một trong những màu sơn dầu này đã được hoàn thiện hơn và phát triển ở cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỷ XV. Cho đến thời điểm hiện tại thì sơn dầu đã được sử dụng rộng rãi khắp nơi và được rất nhiều gia chủ ưa chuộng vì vẻ đẹp luôn trường tồn cùng thời gian và khả năng cho phép thực hiện nhiều kỹ thuật tỉ mỉ và đa dạng nhất. Đối với sơn dầu thì dung môi pha sơn dầu là một xúc tác không thể thiếu trong quá trình thi công sơn. Dung môi pha sơn dầu giúp pha loãng sơn và tăng khối lượng phủ bề mặt của sơn. Tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng, chất lượng cho sản phẩm mà gia chủ có thể lựa chọn loại sơn phù hợp.  

Dung môi pha sơn dầu là gì? 

Dung môi pha sơn dầu còn được hiểu là chất làm “mỏng”, vì khi pha dung môi với sơn sẽ làm loãng phần sơn, khi đó màng sơn sẽ trở nên mỏng mịn hơn, đẹp hơn và dễ dàng thi công hơn. Điều này còn tiết kiệm được phần nào lượng sơn dầu cần thiết. Trong lĩnh vực, các chuyên gia gọi dung môi pha sơn dầu chính là “thinner” – chất làm giảm độ nhớt. 

 

Dung Môi Pha Sơn Dầu
Dung Môi Pha Sơn Dầu

Dung môi pha sơn dầu có thể được phân loại thành 2 loại chính là dung môi gốc nước và dung môi gốc dầu. Dung môi gốc nước thường được sử dụng cho sơn nước, trong khi dung môi gốc dầu sẽ được sử dụng cho sơn dầu, sơn epoxy, sơn vecni,… 

Bản chất, dung môi pha sơn dầu Thinner có thể là một dung môi hoặc một hỗn hợp các dung môi ở nồng độ nhất định. Nếu lựa chọn Thinner không phù hợp có thể sẽ ảnh hưởng đến tính chất của màng sơn sau khi thi công: 

  • Các dung môi trong thinner có thể gây phản ứng hóa học với thành phần trong sơn, tạo thành một số hiện tượng không mong muốn như: Lắng đọng, vón cục hay huyền phù,… 
  • Dung môi có độ tan thấp, pha trộn với sơn dầu có thể không tạo được hỗn hợp đồng nhất mà trở thành hệ nhũ tương hay hỗn dịch không bền. Khi phun sơn có thể tạo bọt khí, các đốm màu hoặc vón hạt trên bề mặt. 
  • Dung môi pha sơn không rõ nguồn gốc, lẫn nhiều tạp chất sẽ làm giảm chất lượng, độ bóng và màu sắc của sơn. Thậm chí, sơn dầu không bám, bị nhăn, sần sùi và dễ bong tróc nhanh. 
  • Với thinner có tỉ trọng lớn, sơn sẽ khô nhanh. Ngược lại, thinner có tỉ trọng quá thấp sẽ khiến sơn khô chậm, đặc biệt là khi nhiệt độ cao, màng sơn có thể bị nổi bọt khí. 

Ngoài các yếu tố trên thì các yếu tố khác như nhiệt độ, thời gian pha và kỹ thuật pha cũng có thể ảnh hưởng đến tính chất của màng sơn sau khi pha. Do đó, cần lưu ý các yếu tố này khi pha sơn dầu để đảm bảo màng sơn có chất lượng tốt. 

> Xem thêm: Mùi Sơn Nhà Mới Có Độc Không & Cách Khử Mùi Sơn Nhà Mới

Tổng hợp những loại dung môi pha sơn dầu được ưa chuộng nhất hiện nay

Vì hiện nay có khá nhiều ứng dụng của sơn dầu trong đời sống vì vậy khi lựa chọn dung môi pha sơn dầu gia chủ nên hiểu rõ bản chất tường loại để chọn được loại sơn phù hợp với công việc. Sau đây là một số thông tin cơ bản về các dung môi pha sơn dầu phổ biến nhất hiện nay.

1./ Dung môi pha sơn dầu – Acetone

Acetone (C3H6O) là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước dễ cháy và dễ bay hơi ở nhiệt độ thường. Acetone được dùng làm dung môi pha sơn và vecni, để pha keo Epoxy 2 thành phần trước khi đón rắn. Acetone còn là chất tẩy rửa trong thi công nghiệp mỹ phẩm, sơn móng tay và sản xuất thuốc. 

 

Dung Môi Pha Sơn Dầu
Dung Môi Pha Sơn Dầu

Khi sử dụng bạn cần phải bảo quản kín acetone trong kho, có mái che đậy và tránh những nơi gần nguồn lửa, nhiệt độ cao trên 500 độ C để tránh hỏa hoạn. Trong quá trình sử dụng nếu bị dính acetone bạn phải rửa thật kỹ bằng xà phòng. 

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Pha Sơn Dầu Đúng Chuẩn Chuyên Gia

2./ Dung môi pha sơn dầu – Toluen

Toluen (C6H5CH3) là một chất lỏng trong suốt có mùi đặc trưng, độ bay hơi cao, không tan trong nước nhưng có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ khó tan. Cũng chính nhờ vào sự khác biệt về cấu tạo hóa học mà hoạt tính của toluen mạnh hơn benzen khoảng 25 lần. 

Vì vậy, toluen được ứng rộng rãi trong công nghiệp ngành sơn: sản xuất sơn, pha loãng sơn, sơn xe hơi, sơn tàu biển, sơn đồ đạc nội thất trong nhà. Người ta còn sử dụng toluen trong sản xuất keo dán, chất tẩy rửa và sản xuất nhựa tổng hợp,.. 

 

Dung Môi Pha Sơn Dầu
Dung Môi Pha Sơn Dầu

3./ Dung môi pha sơn dầu – Xylen

Xylen (C8H10) là một dẫn chất từ benzen, tồn tại ở dạng lỏng, không màu và không tan trong nước. Trong ứng dụng làm dung môi pha sơn dầu, dẫn chất của xylen – các isomer (còn gọi là xylen) không màu, có mùi ngọt nhẹ, dễ cháy, thường được dùng để thay thế cho toluen trong những trường hợp sơn dầu cần độ khô chậm. Ngoài ra, xylen còn được dùng để tẩy rửa kim loại hay vật liệu bán dẫn.

 

Dung Môi Pha Sơn Dầu
Dung Môi Pha Sơn Dầu

4./ Dung môi pha sơn dầu – MEK (methyl ethyl ketone)

MEK là hợp chất hữu cơ không màu, tan được trong nước và có mùi giống acetone. Bên cạnh đó, MEK có đặc tính tương tự với acteon, tuy nhiên khả năng bay hơi của MEK thì chậm hơn. Đây cũng là dung môi được sử dụng phổ biến khi tiến hành pha trộn và thi công sơn kim loại trong quy mô lớn.

 

Dung Môi Pha Sơn Dầu
Dung Môi Pha Sơn Dầu

Lưu ý khi sử dụng dung môi pha sơn dầu

Dung môi pha sơn dầu là một loại hợp chất dễ cháy cũng như độc hại, do đó nên khi sử dụng mọi người cần lưu ý những quy tắc sau đây: 

  • Sử dụng trong khu vực thông thoáng
  • Mang găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ khi sử dụng
  • Không hít trực tiếp
  • Nếu tiếp xúc trực tiếp qua da, mắt thì nên rửa sạch bằng nước nhiều lần
  • Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát và tránh nguồn nhiệt
Dung Môi Pha Sơn Dầu
Dung Môi Pha Sơn Dầu

Mua dung môi pha sơn dầu chính hãng, chất lượng ở đâu?

Nếu bạn vẫn chưa tìm được địa chỉ cung cấp dung môi pha sơn dầu chính hãng uy tín thì hãy tham khảo ngay các sản phẩm của Kansai Paint – Thương hiệu sơn hơn 100 năm đến từ Nhật Bản. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn đầy đủ về bảng giá cách sử dụng hóa chất pha sơn dầu và nhiều loại sơn khác nữa. Mọi thông tin xin liên hệ hotline: 1900 88 68 62 để được các chuyên viên tư vấn cụ thể nhất nhé!

 

Thông tin liên hệ
zalo.me/918744844993182752
Hotline: 1900 88 6862
Email: cskh@kansaipaint.com.vn

 

Chia sẻ

 

 

 

Bài viết khác

Cách Chống Thấm Ngược Tường Nhà Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Chống thấm ngược tường trong nhà còn có tên gọi khác là chống thấm nghịch. Được coi là phương pháp chống thấm ngược hướng với…

05/01/2024
Chi tiết

Giải Đáp 1 Thùng Sơn Chống Thấm Sơn Được Bao Nhiêu M2?

Hiện nay các dòng sơn chống thấm ngày càng được sử dụng phổ biến để hạn chế hiện tượng thấm dột, bảo vệ vẻ đẹp…

04/01/2024
Chi tiết

Các Loại Vết Nứt Tường Phổ Biến Nhất Hiện Nay & Cách Xử Lý 

Nứt tường nhà là hiện tượng dễ thấy và thường bắt gặp trong các công trình dân dụng. Các vết nứt này không chỉ khiến…

04/01/2024
Chi tiết