Các vết nứt tường ngoài trời thường xuất hiện khá phổ biến không chỉ với các công trình nhà ở cũ mà ngay cả với nhà mới xây tình trạng này cũng xuất hiện. Nếu không có biện pháp khắc phục và xử lý sớm thì hệ thống cũng như tuổi thọ của nhà ở có thể bị ảnh hưởng nặng nề. Vậy làm thế nào để xử lý vết nứt tường ngoài trời nhanh chóng hiệu quả và tiết kiệm chi phí? Hôm nay, trong bài viết chủ đề lần này hãy cùng Kansai Paint Việt Nam xem hướng dẫn chi tiết nhé!
Nguyên nhân gây ra tình trạng nứt tường ngoài trời
Để xử lý vết nứt tường ngoài trời an toàn và triệt để thì đầu tiên gia chủ cần xác định rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Thông thường, nguyên nhân gây ra nứt ở tường nhà mới xây và cũ sẽ có sự khác biệt. Cụ thể như sau:
1./ Đối với tường mới
Hiện tượng: Sau một thời gian sử dụng tường mới bắt đầu xuất hiện những vết nứt nhẹ như nứt chân chim hay nặng hơn là những vết nứt sâu và dài.
Nguyên nhân:
- Do kỹ thuật trát vữa không đều chỗ dày, chỗ mỏng. Hay tường chưa khô đã trát vữa. Ngoài ra còn có thể do kỹ thuật thi công không đúng quy trình.
- Hồ trộn không đúng mác, ví dụ cho quá nhiều xi măng hoặc lớp hồ tô trát quá mỏng.
- Xây tường không chuẩn, mạch vữa không “no” khiến nước bên ngoài thẩm thấu qua các mạch vữa.
- Chọn cát xây quá mịn
- Gạch xây không được tưới nước giữ ẩm, quá khô nên khó khăn trong khi thi công.

> Xem thêm: Green Label Singapore – Chứng Nhận Xanh Uy Tín Toàn Cầu Cho Ngành Sơn
2./ Đối với nhà cũ
Hiện tượng: Tường ngoài trời xuất hiện các vết nứt dặm dạng chân chim, bám đầy rêu xanh, ẩm ướt khi trời mưa. Lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng bong tróc lớp vữa trát ở bên ngoài tường nhà.
Nguyên nhân:
- Nguyên vật liệu xây dựng đã đi vào quá trình lão hóa nên không thể đảm bảo độ liên kết
- Sự biến động về địa chất của các công trình xây dựng bên cạnh gây ra ảnh hưởng

> Xem thêm: Sơn Ngoại Thất Màu Trắng Sứ – Màu Sơn Trendy Nhất Hiện Nay
Hướng dẫn chi tiết cách xử lý vết nứt tường ngoài trời an toàn và hiệu quả
Trên thực tế hiện nay có rất nhiều cách xử lý vết nứt tường ngoài trời, tuy nhiên không phải phương pháp nào gia chủ cũng có thể tự thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Để dễ thi công và tiết kiệm chi phí, quý gia chủ có thể áp dụng theo hướng dẫn chi tiết của Kansai Paint Việt Nam dưới đây:
1./ Điều kiện thi công xử lý vết nứt tường ngoài trời
Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thi công. Do đó muốn tường nhà bền vững thì điều kiện thi công cần phải đảm bảo.
- Tường đạt độ ẩm dưới 16%: Bạn có thể sử dụng máy đo độ ẩm để kiểm tra. Ngoài ra có thể để tường khô ráo bình thường với nhiệt độ khoảng 30 độ C và độ ẩm môi trường khoảng 80% sau khi tô hồ từ 3-4 tuần.
- Không thi công khi nhiệt độ dưới 10 độ C.

> Xem thêm: Sơn Bị Nổ Là Do Đâu? Nguyên Nhân & Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất
2./ Chuẩn bị bề mặt xử lý vết nứt tường ngoài trời
- Đánh nhám bề mặt tường bị nứt: Nếu không có máy chà nhám bạn có thể áp dụng phương pháp thủ công đà đá mài.
- Dùng máy áp lực: Bạn có thể dùng áp lực nước hoặc hơi nước để làm sạch bề mặt sao cho các vết nứt lộ rõ.
- Làm ẩm bề mặt thi công để vật liệu chống thấm đạt hiệu quả cao, không “chết” quá nhanh.
- Nếu bề mặt tường cũ bị phân hóa, bạn có thể dùng dụng cụ thích hợp để loại bớt đi những mảng sơn cũ trước khi thi công.
- Đảm bảo bề mặt sơn sạch sẽ, không có tạp chất như bụi bẩn, dầu mỡ bám lại bên trên.

> Xem thêm: Tường Chưa Khô Có Sơn Được Không? Điều Gì Sẽ Xảy Ra?
3./ Chuẩn bị vật liệu xử lý chống tường bị nứt
Tùy vào từng phương pháp mà gia chủ sẽ sử dụng các vật liệu chống thấm khác nhau.
3.1/ Sử dụng sơn chống thấm pha xi măng sơn trực tiếp:
Xử lý vết nứt tường: Nếu vết nứt tường lớn, gia chủ đục rộng vết nứt thành hình chữ V. Tiến hành loại bỏ sạch bụi bẩn, trét và dùng hỗn hợp pha trộn theo tỷ lệ : 5 cát: 3 xi măng: 0.8 sơn chống thấm pha xi măng để xử lý vết nứt tường ngoài trời.
Pha sơn chống thấm: Gia chủ pha sơn theo tỷ lệ: 0.5 Lít nước: 1kg xi măng: 1 kg sơn chống thấm. Sau đó trộn đều hỗn hợp này lên. Hỗn hợp sau khi pha lên sử dụng trong vòng 1 giờ. Vì thế dùng tới đâu bạn hãy trộn tới đó để tránh gây lãng phí. Gia chủ lên quét 2 lớp sơn chống thấm để đạt hiệu quả cao nhất.

3.2/ Sử dụng sơn co giãn che phủ vết nứt Weathercoat Elastomeric – Giải pháp vật liệu đột phá mới
Sơn co giãn Weathercoat Elastomeric của Kansai là dòng sơn gốc acrylic, có khả năng co giãn và che phủ hoàn hảo giúp tăng khả năng chống chịu cho các công trình, đặc biệt ở những nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt như Việt Nam.
Những ưu điểm nổi bật của Weathercoat Elastomeric
- Chống chịu thời tiết vượt trội
- Co giãn che vết nứt, độ giãn lên đến 400%, độ giãn dài khi đứt lên đến 1088%
- Chống ẩm mốc tuyệt hảo nhờ vào kháng cự sự sinh trưởng và phát triển của nấm và rêu
- Tính thẩm mỹ cao và bền màu
- Thân thiện với môi trường, không chứa chì và thuỷ ngân.
Quy trình thi công sơn co giãn che phủ vết nứt Weathercoat Elastomeric
Bước 1: Xử lý bề mặt bê tông
- Đánh nhẵn và loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt tường: Thủ công dùng đá mài hoặc dùng máy chà nhám.
- Đối với bề mặt cũ bị phân hóa, cần tiến hành loại bỏ những màng sơn cũ bằng dụng cụ thích hợp trước khi thi công.
- Đảm bảo cho bề mặt sơn phải sạch, khô, không có tạp chất làm giảm độ bám dính như: bụi, dầu mỡ hay sáp.
Bước 2: Kiểm tra độ ẩm, độ Ph và điều kiện thi công
- Độ ẩm của tường đạt dưới 16% bằng máy đo độ ẩm, hoặc để tường khô sau 28 ngày.
- Trong trường hợp nhiệt độ < 10°C không nên thi công
- Đảm bảo độ PH < 9

> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Xử Lý Tường Bị Nứt Ngang Nứt Dọc Hiệu Quả
Bước 3: Thi công bột trét (1- 2 lớp)
- Bột trét có tác dụng giúp bề mặt tường được phẳng và đảm bảo lớp sơn sau này.
- Để hiệu quả nhất nên trộn bột trét theo đúng tỷ lệ 1 bả 2.5 nước, trộn thật nhuyễn tránh vón cục.
- Lớp bả không được quá dày quá 2mm.
- Thời gian giữa 2 lớp bả tối thiểu từ 2 đến 3 tiếng để lớp bả thứ nhất có thể khô, đồng thời lớp bả thứ 2 cũng được tốt nhất.
- Xả nhám bằng giấy nhám
- 24 tiếng sau thì tiến hành thi công sơn lót
Bước 4: Thi công sơn lót (Tiêu chuẩn 1 lớp)
- Sơn lót ở đây có tác dụng chống kiềm, ngăn chặn kiềm tác động được tới mặt sơn bên ngoài và làm độ hiển thị màu của lớp sơn phủ đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời cũng là lớp kết dính giữa lớp bà và lớp phủ.
- Khuấy đều sơn lót trước khi sử dụng, nên thêm từ 5-10% nước để dễ thi công.
- Lấy sơn đều roller với lớp mỏng
- Thi công 1 đến 2 lớp sơn lót
- Thời gian giữa 2 lớp sơn lót từ 2 tiếng trở lên

> Xem thêm: Tường Bị Muối Hóa Sủi Bọt Trắng Li Ti Phải Làm Sao?
Bước 5: Thi công sơn co giãn Weathercoat Elastomeric (Tiêu chuẩn 2 lớp)
- Sơn co giãn Weathercoat Elastomeric có khả năng đàn hồi với chất lượng vượt trội, tạo ra bề mặt sần để che phủ vết rạn, nứt bề mặt, mang đến cho công trình hoàn thiện đạt được tính thẩm mỹ cao nhất.
- Dụng cụ thi công được sử dụng là rulo gai (tạo bề mặt sần cho bề mặt tường)
- Tiến hành thi công lớp 1, thời gian thi công giữa 2 lớp là 5 tiếng.
Bước 6: Thi công sơn phủ (Tiêu chuẩn 2 lớp)
- Sơn lót được sử dụng để giúp bảo vệ bức tường và tạo độ thẩm mỹ cao nhất.
- Nên thêm từ 5-10% nước vào sơn phủ để dễ thi công hơn
- Lăn sơn thật đều để lớp sơn sau khi hoàn thiện được đều màu nhất.
- Tiêu chuẩn của sơn phủ là 2 lớp thời gian giữa các lớp là 2 giờ.
zalo.me/918744844993182752
Hotline: 1900 88 6862
Email: cskh@kansaipaint.com.vn