Phong cách nội thất tối giản (Minimalism) là một trong những xu hướng nội thất hiện đại được ưa chuộng nhất hiện nay, đặc biệt với những gia đình trẻ. Cùng khám phá vẻ đẹp mà phong cách minimalism trong nội thất này mang lại thông qua bài viết dưới đây của Kansai Paint Việt Nam nhé!
Phong cách nội thất tối giản Minimalism là gì?
Minimalism Style xuất phát trong phong trào nghệ thuật phương Tây từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 và phát triển mạnh vào giữa những năm 1960 -1970 của thế kỷ 20. Chủ yếu được sử dụng trong các tác phẩm điêu khắc của Robert Morris, Dan Flavin, John McCracken, Agnes Martin, Anne Truitt, Frank Stella và Donald Judd. Kể từ đó, ý nghĩa của từ “minimalism” được mở rộng hơn. Cho đến hiện tại, khái niệm tối giản này đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người, nó được xem là việc lược bỏ mọi thứ về hình thức cơ bản của chúng.
> Xem thêm: Các Phong Cách Nội Thất Dẫn Đầu Xu Thế Thiết Kế Trong 2024
Phong cách nội thất tối giản có nhiều nét tương đồng và khá giống với thiết kế trong phong cách nội thất hiện đại, bởi chúng đều có chung 1 điểm là sử dụng các đồ dùng cần thiết để tạo ra một không gian đơn giản, tinh tế và gọn gàng. Điểm nổi bật trong phong cách này là sự đơn giản với các đường nét rõ ràng và sử dụng các tone màu đơn sắc để làm điểm nhấn trong thiết kế. Các yếu tố chính trong thiết kế nội thất trong phong cách tối giản là ánh sáng, hình khối kiến trúc, và các đồ nội thất tiện ích.
Đặc trưng trong phong cách nội thất tối giản Minimalism
Phong cách nội thất tối giản tập trung vào không gian, tạo nên một bố cục khúc chiết, cô đọng và ngập tràn ánh sáng. Hãy cùng Kansai Paint Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về những đặc trưng của phong cách này.
1./ Tổng thể không gian “tối giản – tối thiểu”
Nếu như tiêu chuẩn trang trí nội thất truyền thống là tạo ra sự phong phú về nội thất thì Minimalism Style này lại tập trung vào sự tối giản đến mức có thể của đồ nội thất và giữa lại không gian trống hoàn hảo.
Minimalism Style được xây dựng xung quanh triết lý “Less is more” và chịu ảnh hưởng rất lớn từ phong cách nội thất của Nhật Bản: đơn giản hóa nhiều thành phần như đường nét, kiểu dáng hay các chi tiết trang trí. Với cách trang trí này, bạn sẽ có được một mặt bằng tổng thể thống nhất, chặt chẽ về bố cục và giữ lại được không gian kiến trúc đẹp, sạch sẽ và thông thoáng.
> Xem thêm: SƠN NỘI THẤT – SƠN TRONG NHÀ KANSAI PAINT VIỆT NAM
2./ Hạn chế màu sắc
Với phong cách tối giản Minimalism trong một không gian chủ sử dụng tối đa 4 màu sơn và tối ưu nhất là 3 màu. Bao gồm màu chủ đạo, màu nền và màu làm điểm nhấn. Các bước tường xây dựng theo phong cách này thường sử dụng các màu gam màu trung tính, tạo ra một bức đệm làm nổi bật các đồ nội thất bên trong.
Phong cách nội thất tối giản Minimalism hướng đến sự tối giản hết mức để giữ lại nhiều không gian trống hoàn hảo. Yếu tố cốt lõi làm nên sự hấp dẫn của phong cách này là tổng thể kiến trúc thống nhất, hài hào. Đó chính là lý do tại sao Minimalism Style đơn giản nhưng không hề đơn điệu.
> Xem thêm: Những Đặc Trưng Nổi Bật Của Phong Cách Nội Thất Hiện Đại
3./ Tận dụng ánh sáng như một phần của thiết kế
Trong xu hướng thiết kế nội thất tối giản, ánh sáng được xem như một phần trang trí đem lại hiệu ứng thẩm mỹ về mặt thị giác mạnh mẽ nhất. Việc sử dụng ánh sáng để tạo ra sự nhấn mạnh giữa các khu vực quan trọng thông qua hiệu ứng đổ bóng giúp tôn lên hình khối của đồ nội thất và các thành phần khác trong kiến trúc ngôi nhà.
Ngoài ra, sử dụng ánh sáng không tốn diện tích nhưng lại tạo điểm nhấn quan trọng cho các khu vực xung quanh, giúp đồ nội thất thêm sinh động hơn.
> Xem thêm: Top 6 Màu Sơn Trong Nhà Cấp 4 Đẹp Dẫn Đầu Xu Hướng Năm 2023
4./ Thiết kế nội thất theo phong cách tối giản
Các chi tiết với mục đích trang trí hầu như xuất hiện rất ít trong phong cách nội thất tối giản. Thông thường, nội thất trang trí sẽ đi kèm công năng sử dụng như đèn trang trí, bàn trang trí,… Đồ nội thất thường sử dụng thường là nội thất thông minh, có thể tiết kiệm tối đa không gian và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Minimalism Style hạn chế sử dụng các món đồ nội thất không cần thiết, đặc biệt là đồ nội thất nhằm mục đích trang trí.
Vật liệu sử dụng cho phong cách Minimalism này thường có đặc điểm là đơn sắc, bề mặt trơn nhẵn, ít họa tiết trang trí và chất liệu thường được sử dụng là gỗ hay đá nhân tạo,…
> Xem thêm: Top Những Mẫu Sơn Giả Đá Đẹp Nhất Mọi Thời Đại
Một số mẫu thiết kế nhà ở theo phong cách nội thất tối giản Minimalism
Đây là một số mẫu thiết kế với phong cách nội thất tối giản tôn lên các đường nét của những món đồ trong phòng. Các đường thẳng hình chữ nhật của ghế sofa, thảm và tủ kết hợp với bàn trà và đèn lồng kiểu Trung Quốc tạo nên một tổng thể hài hòa về hình dáng nhấn mạnh sự đơn giản.
Các tone màu đơn sắc có thể tạo thêm hiệu ứng về thị giác cho các căn nhà có diện tích không quá lý tưởng. Những màu như xám nhạt, màu trắng và màu gỗ này được phân chia bởi các đường nét giữa tủ tường, đường viền trần và sàn gỗ.
Xem thêm: Phong Cách Nội Thất Wabi Sabi – Vẻ Đẹp Trong Sự Không Hoàn Hảo
Căn phòng theo phong cách nội thất Minimalism này thực hiện đúng lý tưởng đơn giản hóa đồ nội thất. Ghế sofa và tủ, đèn chùm vòng màu trắng và một tấm gương đối lập phản chiếu quang cảnh nhằm tạo một không gian rỗng ảo trong chính căn phòng của bạn. Để không gian bớt đi sự lạc lõng, chủ nhân đã tinh tế bố trí thêm một vài chi tiết thiên nhiên.
Không gian nội thất vô cùng ấn tượng khi phối hợp màu đen của kệ Tv và bàn ghế sofa bọc nỉ hài hòa cùng với màu sơn tường và bức tranh trang trí đơn sắc đặc trưng “chuẩn Minimalism”.
Một không gian phòng khách kết hợp phòng nghỉ đơn giản để thư giãn. Trong đó giá sách màu trắng kết hợp với đèn chùm khung kim loại mỏng và các tác phẩm nghệ thuật trừu tượng tạo ra một mẫu thiết kế liên kết hài hòa với nhau. Cùng với đó là một tấm thảm lông tơ màu trắng và chậu cây xanh giúp không gian không bị quá trống trải.
Trên đây là những chia sẻ của Kansai Paint Việt Nam về phong cách nội thất tối giản, hy vọng đã mang đến cho quý gia chủ những thông tin hữu ích. Nếu còn có bất cứ băn khoăn thắc mắc gì cần tư vấn vui lòng để lại bình luận ở bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline: 1900 88 68 62 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể nhất nhé!