Sơn 2 thành phần là lực chọn hàng đầu của nhiều khách hàng đặc biệt là những khách hàng doanh nghiệp. Họ tin tưởng và lựa chọn loại sơn này bởi những đặc điểm và tính năng nổi bật của nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đầy ddue về loại sơn này là như thế nào, thậm chí nhiều khách hàng cũng chưa từng nghe đến loại sơn này. Vậy hôm nay trong bài viết chủ đề lần này, Kansai Paint Việt Nam sẽ giúp quý gia chủ tìm hiểu loại sơn 2 thành thần là gì nhé. Kính mời quý vị cùng theo dõi!
Sơn 2 thành phần là gì?
Sơn 2 thành phần là dòng sơn công nghiệp chuyên dụng dùng để bảo vệ những bề mặt kết cấu yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật một cách tối ưu nhất. Đúng như tên gọi của nó sơn 2 thành phần được chia thành 2 phần chính gồm sơn gốc (PTA) và chất đóng rắn (PTB), để sử dụng được bạn cần phải pha theo tỷ lệ chuẩn đã được hướng dẫn trước.
Sau khi màng sơn khô sẽ tạo thành lớp bảo vệ vững chắc cho bề mặt và kết cấu vật liệu trước những tác động ngoại lực như ăn mòn, nhiệt độ nhằm làm tăng tuổi thọ của công trình.

> Xem thêm: 【Giải Đáp Thắc Mắc】Sơn Nhà Có Phải Pha Nước Không ?
Tại sao phải có chất chống rắn trong sơn 2 thành phần mà không phải là một nguyên liệu khác?
Nguyên nhân là bởi sơn 2 thành phần thường được sử dụng trong những môi trường khắc nghiệt hơn sơn nước hay sơn dầu. Dòng sơn này cũng được chuyên biệt cho việc chịu trọng tải, mài mòn, chống ăn mòn, chống rỉ, chống môi trường nước mặn acid như các loại sơn epoxy chống hóa chất, chống tĩnh điện, chống cháy và chịu nhiệt độ cao,..
Nếu như bạn có nhu cầu sử dụng thì chỉ cần trộn 2 thành phần này với nhau theo đúng tỉ lệ quy định bởi nhà sản xuất là bạn có thể yên tâm sử dụng. Sử dụng loại sơn này sẽ giúp tạo nên một lớp bảo vệ cho bề mặt sàn chống lại sự ăn mòn và chống trầy xước để không làm ảnh hưởng đến công việc của bạn.

> Xem thêm: 3 Tiêu Chí Lựa Chọn Sơn Chất Lượng Tốt Nhất Hiện Nay
Đặc tính nổi bật của sơn 2 thành phần
Sơn 2 thành phần ngày càng được sử dụng phổ biến bởi nó có các đặc tính nổi bật sau đây:
- Giúp bảo vệ bề mặt sàn, tăng khả năng kháng trầy xước, mài mòn và chịu lực cao.
- Chống trơn trượt, nứt, chống cháy, dẫn nhiệt, ít bảo trì và cho tuổi thọ cao
- Sơn không bám bụi và tăng khả năng chống nấm mốc, khả năng kháng khuẩn cho công trình.
- Màu sắc sơn đa dạng, bạn có thể lựa chọn màu sắc theo sở thích, đảm bảo tính thẩm mỹ và đảm bảo độ sáng bóng cho bề mặt sàn của công trình.
- Điều kiện thi công sơn đơn giản, thời gian thi công ngắn, độ bền cao và ít phải sửa chữa nên sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí khá lớn.

> Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chống Thấm Hồ Cá Bằng Xi Măng
Ưu nhược điểm của sơn 2 thành phần là gì?
Ưu điểm:
- Khả năng chống mài mòn và độ cứng của màng sơn cao, giúp bảo vệ bề mặt tối đa nhất khi xảy ra va đập, các tác động từ thời tiết hay ảnh hưởng môi trường như dung môi và hóa chất.
- Độ bám dính cực kỳ chắc chắn khi bề mặt thi công được làm sạch và khô ráo.
- Chống nấm mốc và chống bám bẩn tốt nhờ tính bóng giúp bề mặt công trình luôn láng bóng.
Nhược điểm:
- Kỹ thuật pha sơn khá phức tạp, cần có đội thi công dày kinh nghiệm.
- Tốn nhiều thời gian thi công và thời gian khô sơn lâu.
- Giá thành cao hơn so với các loại sơn 1 thành phần.

Cách pha sơn 2 thành phần
Quy trình 5 bước pha sơn 2 thành phần chuẩn xác nhất được hướng dẫn bởi các thợ thi công chuyên nghiệp của Kansai Paint:
Bước 1: Mở nắp từng thùng sơn chứa thành phần A và thành phần B.
Bước 2: Dùng máy khuấy, khuấy đều thành phần A từ 2 đến 3 phút.
Bước 3: Đổ từ từ thành phần B vào thành phần A.
Bước 4: Dùng máy khuấy sơn chuyên dụng trộn đều hỗn hợp lại với nhau thành một thể đồng nhất. Khi trộn 2 thành phần của sơn có thể cho thêm dung môi với tỷ lệ từ 5% – 10% để dễ thi công hơn.
Bước 5: Để sơn 2 thành phần nghỉ thêm 5 phút và đem vào sử dụng.

> Xem thêm: Sơn Ngoại Thất Màu Trắng Sứ – Màu Sơn Trendy Nhất Hiện Nay
Những lưu ý khi sử dụng sơn 2 thành phần
Pha sơn tốn khá nhiều thời gian thi công, vì vậy thi công gia chủ cần tỉ mỉ trong quá trình trộn sơn đảm bảo đúng tỷ lệ và quy trình.
Sơn sau khi pha cần phải sử dụng ngay trong thời gian từ 4 – 6 tiếng để sơn đạt chất lượng tốt nhất. Chỉ nên pha lượng sơn vừa đủ, tránh tình trạng sơn đông cứng.
Đối với sơn 2 thành phần gốc dầu thì dung môi pha loãng sẽ là gốc dầu. Thành phần trong dung môi rất độc hại nên trong quá trình thi công, công nhân cần phải thực hiện các phương pháp bảo hộ như: đồ bảo hộ, mắt kính, bao tay, nón, mặt nạ chống độc, khẩu trang. Khi dung môi tiếp xúc với da phải làm sạch ngay.

Tỷ lệ pha chế sơn 2 thành phần của mỗi loại thường khác nhau và kết hợp dung môi cũng khác nhau. Vì vậy, khi sử dụng sơn 2 thành phần cần phải đọc kỹ hướng dẫn tỷ lệ pha của mỗi loại khác nhau, nếu không sơn sẽ bị biến tính và không thể đóng rắn.
Trên đây là những chia sẻ của Kansai Paint Việt Nam về sơn 2 thành phần là gì cũng như những điều có thể bạn chưa biết về sơn 2 thành phần. Hy vọng đã mang đến cho gia chủ những thông tin hữu ích nhất nhé. Nếu gia chủ còn có băn khoăn thắc mắc nào cần tư vấn có thể để lại bình luận ở phía trước hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số điện thoại 1900 88 6862 để được các chuyên viên tư vấn chi tiết nhất nhé!
Thông tin liên hệ
zalo.me/918744844993182752
Hotline: 1900 88 6862
Email: cskh@kansaipaint.com.vn