Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hiện đại khiến cho các công trình xây dựng cao tầng mọc lên ngày càng nhiều như: trường học, bệnh viện, nhà xưởng, xí nghiệp,…. Và để mang lại tuổi thọ cao nhât cho những công trình ấy thì sơn chống thấm 2 thành phần được sử dụng như một giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí lâu dài. Vậy sơn chống thấm 2 thành phần là gì? Đặc điểm, phân loại và giá chống thấm 2 thành phần ra sao? Nếu chưa rõ hay đọc ngay bài viết dưới đây, Kansai Paint sẽ giúp quý gia chủ giải đáp tất cả những thắc mắc về sản phẩm này!
Sơn chống thấm 2 thành phần là gì?
Cụm từ “ sơn chống thấm 2 thành phần” chúng ta thường hay nghe trong bảng mô tả thành phần của các sản phẩm sơn Tuy nhiên chắc hẳn còn khá nhiều gia chủ vẫn đang còn mơ hồ về đặc điểm của dòng sơn này. Hiểu đơn giản rằng sơn chống thấm 2 thành phần sẽ được cấu tạo bởi 2 thành phần A và B. Thành phần A là sơn gốc ở dạng sơn gốc PU, gốc xi măng, hay gốc Epoxy. Còn thành phần B sẽ có dạng là chất đóng rắn. Khi thi công sản phẩm phải pha trộn đều hai sản phẩm cho đồng nhất theo đúng tỷ lệ của Nhà sản xuất.

Ưu điểm của dòng sơn chống thấm 2 thành phần
Đối với việc tìm kiếm vật liệu chống thấm, khách hàng ngày càng có nhiều yêu cầu và đòi hỏi cao hơn. Do đó, các nhà sản xuất sơn chống thấm phải kịp thời cải tiến và đưa ra sản phẩm phù hợp. Và sơn chống thấm 2 thành phần ra đời để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dùng.
1./ Lợi ích khi sử dụng sơn chống thấm 2 thành phần
Bởi đặc tính cấu tạo gồm 2 thành phần, do đó trước khi thi công cần trộn hỗn hợp theo đúng tỉ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất để mang lại hiệu quả chống thấm cao nhất. Sơn chống thấm 2 thành phần có độ bền cao rất phù hợp để sử dụng cho những nơi thường xuyên phải chịu tác động của các chất hóa học hay nước. Ngoài ra sơn chống thấm 2 thành phần còn có khả năng chống ăn mòn, trầy xước và chống nước cực tốt. Bề mặt sau khi dừng sơn không bắt bịu, độ bám dính tốt và có tính thẩm mỹ cao. Thân thiện với môi trường, màu sắc đa dạng, một số sản phẩm còn có tính năng kháng khuẩn. Sản phẩm dễ thi công, độ bền màu cao nên rất ít khi phải sửa chữa.

> Xem thêm: Báo Giá 1 Thùng Sơn Chống Thấm Siêu Hạng Mới Nhất Hiện Nay
2./ Ứng dụng trong thực tế
Sơn chống thấm 2 thành phần được ứng dụng trong nhiều hạng mục phổ biến như:
- Chống thấm cho những công trình có nhiều người qua lại như bể bơi
- Những công trình hay phải tiếp xúc với hóa chất
- Thích hợp để chống thấm bể chứa nước thải hay hóa chất, bể bơi, sàn tầng hầm,…
Phân loại sản phẩm
Dựa theo gốc sơn chống thấm chúng ta có thể chia sơn chống thấm thành phần thành các loại sau:
1./ Sơn chống thấm 2 thành phần gốc xi măng
Sơn chống thấm 2 thành phần gốc xi măng bao gồm 2 thành phần chính như sau: Thành phần là Polymer và thành phần B là xi măng. Hỗn hợp sơn chống thấm 2 thành phần gốc xi măng có ưu điểm là thi công trực tiếp trên bề mặt bê tông ẩm ướt. Nhược điểm là dễ bị lão hóa bởi tia UV. Vì vậy mà dòng sơn gốc xi măng phù hợp cho hạng mục thi công như tầng hầm, bể nước, hồ cá,…

> Xem chi tiết sản phẩm sơn chống thấm pha xi măng đang được ưa chuộng nhất trên thị trường tại đây!
Dòng sơn chống thấm 2 thành phần Kansai gốc xi măng hiện đang là thương hiệu sơn uy tín, chất lượng nhất hiện nay. Trong đó sơn chống thấm Kansai sở hữu tính năng chống thấm vượt trội cho các hạng mục như tầng hầm, sàn nhà vệ sinh. Sản phẩm không chứa Clorua và các loại muối ăn mòn khác nên có khả năng chống chịu được nhiệt độ thời tiết và xâm thực muối. Thi công hai lớp chống chịu được vết nứt vữa và nhỏ.
2./ Sơn chống thấm 2 thành phần gốc Polyurethane
Sơn chống thấm 2 thành phần gốc Polyurethane thuộc dòng sơn phân khúc cao cấp. Hỗn hợp này chứa 2 thành phần gồm: Thành phần A là nhựa Polyurethane đa tính và thành phần B là chất đóng rắn. Khi trộn đều 2 thành phần với nhau tạo nên hỗn hợp dạng lỏng cho ra lớp màng độ đàn hồi cao lên đến 600% và có độ co giãn cực cao. Ưu điểm lớn nhất của dòng sơn này là độ bám dính rất tốt trên nhiều bề mặt, độ che phủ tuyệt đối, tuổi thọ cao nếu thi công đúng quy trình. Muốn đạt độ bền cao thì quy trình phải đáp ứng đủ 3 lớp: sơn lót- sơn chống thấm – sơn phủ.

> Xem thêm: Cách Pha Sơn 2 Thành Phần Đúng Chuẩn Có Thể Bạn Chưa Biết?
3./ Sơn chống thấm 2 thành phần gốc Epoxy
Sơn chống thấm 2 thành phần gốc Epoxy thường được sử dụng để hàn gắn vết nứt của bê tông. Sơn chống thấm 2 thành phần Epoxy cho khả năng gắn kết tuyệt đối các vết nứt sàn và tường để ngăn ngừa nước rò rỉ qua. Do đó gốc Epoxy dùng chủ yếu cho thi công sơn công nghiệp.
Những đặc tính nổi trội của sơn chống thấm 2 thành phần gốc Epoxy:
- Khả năng chống thấm ưu việt, giảm thiểu được sự ăn mòn của nước
- Độ bền màu cao
- Bám dính tốt trên mặt sàn công nghiệp
- Nhược điểm là thi công trên bề mặt khó khô và được sử dụng chủ yếu để chống thấm thuận.

Quy trình thi công sơn chống thấm 2 thành phần
Để sơn chống thấm đạt được hiệu quả tối đa gia chủ cần thực hiện đúng quy trình thi công của vật liệu. Ở mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có những hướng dẫn chi tiết khác nhau. Dưới đây là các bước cơ bản khi thi công bất kỳ dòng sơn chống thấm 2 thành phần nào mà quý gia chủ cần lưu ý:
Quy trình 1: Vệ sinh bề mặt cần thi công
Đây được xem là một công đoạn vô cùng quan trọng quyết định đến độ bền của lớp chống thấm. Gia chủ tiến hành loại bỏ bụi bẩn, khuyết điểm trên bề mặt sàn. Dùng máy mài và chổi sắt để đánh sạch bề mặt sàn, tạo lớp ma sát cho bề mặt. Sau đó dùng máy hút bụi để loại bỏ hết các tạp chất. Và tuyệt đối không làm sạch bằng nước.

> Xem thêm: 【Giải Đáp Thắc Mắc】 Sơn Dầu Có Cần Sơn Lót Không?
Với bề mặt sàn bị nứt thì gia chủ nên tiến hành trám lại các lỗ hổng bằng các sản phẩm chuyên dụng. Với những vết nứt lớn nên xử lý giá cố bằng lưới polyester.
Quy trình 2: Tiến hành thi công sơn chống thấm 2 thành phần
Trường hợp 1: Thi công sơn chống thấm 2 thành phần gốc xi măng
Bề mặt thi công sẽ được tạo ẩm phun sương bằng con lăn và không nên để bề mặt bị đọng nước. Sau khi trộn hỗn hợp chỉ nên sử dụng trong vào 30 phút. Do đó, bề mặt sàn cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi tiến hành trộn sơn chống thấm pha xi măng.
Trộn thành phần A và B theo đúng tỷ lệ quy định trên hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng máy khoan có lắp cánh khuấy để khuấy đều sản phẩm trong 4-5 phút.
Tiến hành thi công lớp sơn thứ nhất trên bề mặt ẩm bằng chổi quét và rulo. Độ dày của lớp thứ nhất từ 0.5-1mm. Với sàn vệ sinh gia chủ quét chân tường thì thi công ở độ cao 40cm. Để lớp sơn dầu se lại thì tiến hành quét lớp thứ 2 theo chiều vuông góc với lớp đầu tiên. Làm tương tự như vậy với lớp thứ 3.

> Xem thêm: 8 Màu Sơn Nhà Đẹp Bên Ngoài Gây Thương Nhớ Đến Từ Kansai
Trường hợp 2: Thi công sơn chống thấm 2 thành phần gốc Polyurethane
Với sơn chống thấm gốc Polyurethane sẽ tiến hành quy trình thi công sơn gồm 3 bước: sơn lót – sơn chống thấm – sơn phủ.
Dùng sơn lót đầu tiên để tăng độ bám dính ở lớp sơn phủ bề mặt sàn. Sau đó tiến hành trộn hỗn hợp sơn chống thấm 2 thành phần theo tỷ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lớp đầu tiên ở định mức 1.3kg/m2/2 ( thời gian thi công tối thiểu 10 phút). Dùng thêm cơn lăn chuyên dụng để phá bọt khí, sau khoảng 5h có thể thi công lớp tiếp theo nếu bề mặt sàn đã quá cũ.
Sau 24h gia chủ có thể quét thêm lớp sơn phủ đề tăng khả năng kháng UV, chống ăn mòn và gia tăng tuổi thọ cho công trình.

Trường hợp 3: Thi công sơn chống thấm 2 thành phần gốc Epoxy
Đầu tiên gia chủ sử dụng máy khuấy trộn 2 thành phần A và B của sơn lót Epoxy sau đó đổ ra sàn. Tiến hành trải đều sơn và lấp đầy các vết chân chim, rạn nứt bằng con lăn rulo. Bước sơn lót này sẽ tăng độ cứng và tạo ra liên kết chắc chắn giữa sàn và lớp sơn chống thấm.
Sau khi sơn lót khô thì gia chủ hãy kiểm tra lại xem bề mặt có khe nứt, lỗ hổng hay không. Tiến hành lấp đầy những vết nứt bằng lớp vữa epoxy chuyên dụng. Sử dụng máy mài sàn để mài những vị trí vá lõi để làm phẳng bề mặt. Gia chủ làm sạch bề mặt và chờ sơn phủ.
> Xem thêm: Giải Pháp Chống Nóng Cho Nhà Hướng Tây Luôn Tươi Mới Mát Mẻ
Tiếp đến gia chủ trộn đều sơn chống thấm thành hỗn hợp đồng nhất bằng máy đánh sơn. Nếu không trộn kỹ sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng bề mặt sau khi sơn.
Gia chủ dùng rulo lăn hỗn hợp sao cho phủ kín toàn bộ bề mặt, đợi sau 24h lớp sơn phủ khô thì tiến hành sơn thêm lớp chống thấm thứ 2 là hoàn tất.
Trên đây là những chia sẻ của của Kansai Paint về sơn chống thấm 2 thành phần. Hy vọng đã mang đến cho quý gia chủ những thông tin hữu ích. Để mua hàng quý gia chủ có thể để lại bình luận ở phía dưới hoặc gọi điện trực tiếp cho chúng tôi theo số điện thoại 1900 88 6862 để được các chuyên viên tư vấn và báo giá nhanh nhất nhé!
Thông tin liên hệ
zalo.me/918744844993182752
Hotline: 1900 88 6862
Email: cskh@kansaipaint.com.vn