15/02/2024

Sơn Dầu Là Gì? Loại Sơn Dầu Thông Dụng & Tốt Nhất Hiện Nay

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại sơn và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cũng như mỗi loại sơn lại có những tính năng nổi trội khác nhau. Hôm nay trong bài viết chủ đề lần này hãy cùng Kansai Paint Việt Nam tìm hiểu về sơn dầu là gì cũng như các loại sơn dầu phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay là sản phẩm nào nhé!

Sơn dầu là gì?

Sơn dầu là loại sơn gốc dầu hoặc gốc nước, thường có cấu tạo sản phẩm từ sơn Alkyd 1 thành phần hoặc sơn Epoxy 2 thành phần có khả năng bám dính lên bề mặt của sắt thép, kim loại và gỗ là chính. Nó được dùng để sơn trang trí, phục hồi cũng như sơn bảo vệ cho tất cả các vật dụng được làm bằng gỗ, sắt hoặc kim loại. 

Sơn dầu rất nhanh khô, có độ phủ và độ bám dính cao. Nó có khả năng chống thấm nước, kháng vi khuẩn, nấm mốc cho các vật dụng bằng gỗ và kim loại. Ngoài ra, sơn dầu có màu sắc phong phú, bền đẹp theo thời gian. Cũng vì vật mà các vật dụng khi được sơn dầu sẽ trở nên đẹp, bắt mắt hơn và được bảo vệ toàn diện trước các tác động từ môi trường bên ngoài. 

 

Sơn Dầu Là Gì
Sơn Dầu Là Gì

 

> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Pha Sơn Dầu Đúng Chuẩn Chuyên Gia

Có những loại sơn dầu nào và những đặc điểm nổi bật của chúng

Sơn dầu có 2 loại tiêu biểu: sơn gốc dầu và gốc nước. Vậy chi tiết từng loại sẽ như thế nào và được ứng dụng ra sao? Cùng Kansai Paint Việt Nam phân tích và tìm hiểu dưới đây nhé!

1./ Sơn dầu gốc nước (Sơn dầu Epoxy)

Sơn dầu gốc nước là loại sơn 1 thành phần được sử dụng trên các bề mặt gỗ và kim loại. Sơn dầu gốc nước có thành phần từ nhựa Acrylic, bột màu và các thành phần phụ gia có độ bám dính tốt. Vậy sơn dầu gốc nước có ưu điểm và nhược điểm ra sao?

Ưu điểm: 

  • Tạo màng sơn liền mạch và có độ bám dính cao
  • Khả năng chống mài mòn hiệu quả và chống gỉ cho bề mặt kim loại
  • Chống bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh làm sạch mặt sàn
  • Chống thấm nước, các hóa chất tác động làm ảnh hưởng đến kết cấu nền nhà
  • Màu sắc tươi mới
  • Dễ dàng thi công nhanh chóng: Chỉ cần pha loãng sơn dầu gốc nước với dung môi là nước thì có thể sử dụng ngay được. 
  • Tính thẩm mỹ cao: Đa dạng màu sắc cùng độ bóng cao tạo nên sự hài hòa, thân thiện với môi trường
  • Giá thành sản phẩm so với mặt bằng chung là tương đối rẻ
  • Được sản xuất theo công nghệ mới gốc nước nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì không độc hại. 
Sơn Dầu Là Gì
Sơn Dầu Là Gì

> Xem thêm: Giải Đáp 1Kg Sơn Dầu Giá Bao Nhiêu【Cập Nhật Mới Nhất】

Nhược điểm: 

Hạn chế, kén môi trường và địa hình thi công. Không sử dụng sơn dầu Epoxy trong các môi trường có độ ẩm cao. Vì nước sẽ khó bay hơi hơn. Muốn sử dụng được trên các bề mặt kim loại hay gỗ thì cần nhiều thời gian chút để khô. 

2./ Sơn dầu gốc dầu (sơn dầu Alkyd)

Sơn dầu Alkyd là loại sơn gốc dầu một thành phần với thành phần chính là nhựa Alkyd lấy từ nhựa của các loại thực vật có trong tự nhiên. Loại sơn dầu này có khả năng kết dính tốt và được sử dụng hầu hết trong trang trí hoặc bảo vệ kim loại và các sản phẩm từ gỗ và được sử dụng phổ biến trong nội thất lẫn ngoại thất.

Ưu điểm: 

  • Độ bền cao và khả năng chống mài mòn: Thế nên được dùng để sơn bề mặt của các sản phẩm nội thất (các sản phẩm từ gỗ như bàn ghế, tủ, giường,..) hoặc những sản phẩm cần được chống gỉ, chống dính như sắt thép và kim loại ngoài trời. 
  • Độ bóng và độ bền màu của sơn dầu vẫn còn nguyên vẹn sau thời gian dài sử dụng. Dòng sơn gốc dầu Alkyd thường ít bị oxy hóa và chống chịu được các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài. Vì thế sơn dầu Alkyd thường được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. 
  • Chống ẩm mốc tốt và ngăn chặn các loại vi sinh bám víu trên bề mặt
  • Dễ sử dụng, dễ thi công và pha chế: Công thức pha chế và thao tác dùng sơn dầu Alkyd vô cùng dễ dàng. Chỉ cần pha sơn với dung môi (xăng không lẫn tạp chất) có sẵn là đã hoàn thành thao tác sơn và sử dụng cho mục đích của mình. 
  • Khả năng kết dính vô cùng tốt: Dễ dàng bám dính vào nhiều bề mặt khác nhau như kim loại và các bề mặt gỗ,..
Sơn Dầu Là Gì
Sơn Dầu Là Gì

> Xem thêm: 【Giải Đáp Thắc Mắc】 Sơn Dầu Có Cần Sơn Lót Không?

Nhược điểm: 

  • Cần nhiều thời gian hơn để màng sơn ổn định và cứng trước khi đi vào sử dụng
  • Hao tốn chi phí hơn so với các loại sơn dầu gốc nước vì để pha loãng sơn hoặc lau chùi ta cần phải có dung môi mới làm được. 
  • Độc hại: Hàm lượng các hợp chất hữu cơ trong dung môi thường khá cao vì vậy trong quá trình thi công sơn dầu và chờ khô các chất này sẽ bay hơi tạo mùi rất khó chịu. Ngoài ra, còn làm ảnh hưởng đến môi trường cũng như là sức khỏe của con người nếu phải tiếp xúc lâu.

Các dòng sơn dầu thông dụng nhất hiện nay

Sơn dầu được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay, đa phần các công trình xây dựng dân dụng và các công trình cơ khí đều ưa chuộng dòng sơn này. Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sơn dầu phổ biến và được ưa chuộng, trong đó phải kể đến sơn dầu của Kansai Paint – Thương hiệu sơn hơn 100 năm đến từ Nhật Bản. 

Một số dòng sơn dầu được ưa chuộng nhất của Kansai Paint Việt Nam trên thị trường phải kể đến như: 

1./ Hệ thống thông thường

  • RAD Primer- Sơn Lót Gốc Alkyd Khô Nhanh: Sơn RAD Primer của Kansai là loại sơn lót gốc alkyd dùng cho bề mặt thép, gỗ và một số bề mặt khác. Thời gian khô tối thiểu để đảm bảo chất lượng bám dính cho lớp lót là từ 15 – 30 phút. Sơn có khả năng chống ăn mòn bề mặt và chống gỉ sét tốt. Sản phẩm có đặc tính xử lý tối ưu và dễ dàng sử dụng.
  • RAD Hi -gloss – Sơn Phủ Gốc Alkyd Khô Nhanh: Sơn RAD HI-GLOSS của Kansai là loại sơn phủ gốc Alkyd dùng cho bề mặt thép, gỗ và một số bề mặt khác. Thời gian khô tối thiểu đảm bảo chất lượng bám dính cho lớp phủ là 30 phút. Sản phẩm có đặc tính xử lý tối ưu và dễ dàng sử dụng.
  • Wash Primer: Là loại sơn lót một thành phần, biến tính của nhựa Polyvinyl Butyral, không chứa thành phần chất độc hại.
Sơn Dầu Là Gì
Sơn Dầu Là Gì

> Xem thêm: Cách Pha Sơn Giả Đá Đúng Chuẩn Phù Hợp Với Mọi Không Gian

2./ Hệ thống sơn công nghiệp nặng

  • Paralux P268HS – Sơn Lót Epoxy Zinc Phosphate: Kansai Paralux P268HS là loại sơn lót epoxy hai thành phần được làm từ kẽm phosphate, có độ dày màng sơn lớn và khả năng chống ăn mòn tuyệt hảo. Được thiết kế là loại sơn bảo vệ bề mặt kim loại khỏi bị ăn mòn. Thích hợp sử dụng trong hệ thống sơn sàn cho các bề mặt thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng hoặc tiếp xúc nhiều với nước. Đóng vai trò như loại sơn có tính năng sửa chữa bề mặt giúp phục hồi bề mặt bị hư tổn.
  • Paralux 4HG – Sơn Phủ EPOXY Độ Bóng Cao: Sơn Paralux 4HG của Kansai là loại sơn phủ epoxy 2 thành phần được sản xuất theo công thức đặc biệt mang lại bề mặt có độ bền và bóng cao. Được thiết kế mang lại bề mặt hoàn thiện bền, phù hợp với thi công bằng chổi hay con lăn. Được dùng kết hợp với sơn lót và nền thích hợp, sử dụng cho bề mặt nội thất. Bề mặt hoàn thiện có độ bóng cao, thích hợp cho bề mặt kim loại, phi kim, mang lại lớp sơn phủ đa dạng về màu sắc cho bề mặt.
  • Parathane T814 – Sơn Phủ Gốc Polyurethane: Parathane T814 là loại sơn phủ gốc polyurethane, hai thành phần, khô nhanh với độ bóng cao, được sử dụng cho các bề mặt ngoại thất, cho độ bóng và độ bền màu tối đa. 
Sơn Dầu Là Gì
Sơn Dầu Là Gì

> Xem thêm: Biện Pháp Thi Công Sơn Epoxy Chất Lượng Giúp Nâng Cao Tuổi Thọ Công Trình

3./ Hệ thống sơn sàn tự san

  • Sureseal PS38 – Sơn lót Epoxy cho bề mặt bê tông: Là loại sơn lót epoxy hai thành phần có độ nhớt thấp, được sản xuất với đặc tính thẩm thấu cao cho bề mặt bê tông ẩm.
  • Sureseal SL1 – Sơn Phủ Epoxy Tự San Phẳng: Sureseal SL1 – Sơn phủ Epoxy tự san phẳng là loại sơn epoxy 3 thành phần tự san phẳng, không dung môi, có thể chống chịu hầu hết các hóa chất công nghiệp trong vận tải từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào độ dày và chủng loại. 
Sơn Dầu Là Gì
Sơn Dầu Là Gì

4./ Hệ thống sơn chịu nhiệt

  • Sơn Phủ Paratherm 600HR: Sơn phủ Paratherm 600HR của Kansai là loại sơn có bề mặt hoàn thiện kháng nhiệt một thành phần, dựa trên sự biến đổi của nhựa silicon và bột màu không chứa hoặc chứa vảy nhôm.
  • Sơn Phủ Paratherm 200HR: Sơn phủ Paratherm 200 của Kansai là loại sơn có bề mặt hoàn thiện kháng nhiệt (có thể kháng được mức nhiệt lên đến (200°C) một thành phần, dựa trên sự biến đổi của nhựa silicon và bột màu không chứa vảy nhôm.
  • ParaPrimer 14 – Sơn Lót Chịu Nhiệt 200°C: Paraprimer 14 – Sơn lót chịu nhiệt 200°C của Kansai là loại sơn lót gốc alkyd khô nhanh, 1 thành phần, có chứa hợp chất chống rỉ Zinc phosphate và chất chống gỉ Mio, có thể chống chịu tốt nhiệt độ lên tới 200 độ C
  • Paratherm 16 – Sơn Lót Chịu Nhiệt 600°C: Là loại sơn lót có khả năng chống chịu nhiệt độ lên tới 600 độ C, được sản xuất dựa trên nhựa silicon biến tính, có chứa thành phần chống rỉ zinc graphite.

Trên đây là những chia sẻ của Kansai Paint Việt Nam về sơn dầu là gì, cũng như các loại sơn dầu được ưa chuộng nhất hiện nay là sản phẩm nào. Hy vọng đã mang đến cho quý gia chủ những thông tin hữu ích. Nếu còn có bất cứ băn khoăn thắc mắc nào vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số hotline: 1900 88 68 62 để được các chuyên viên hỗ trợ nhanh nhất nhé!

 

Thông tin liên hệ
zalo.me/918744844993182752
Hotline: 1900 88 6862
Email: cskh@kansaipaint.com.vn

 

Chia sẻ

 

 

 

Bài viết khác

Cách Chống Thấm Ngược Tường Nhà Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Chống thấm ngược tường trong nhà còn có tên gọi khác là chống thấm nghịch. Được coi là phương pháp chống thấm ngược hướng với…

05/01/2024
Chi tiết

Giải Đáp 1 Thùng Sơn Chống Thấm Sơn Được Bao Nhiêu M2?

Hiện nay các dòng sơn chống thấm ngày càng được sử dụng phổ biến để hạn chế hiện tượng thấm dột, bảo vệ vẻ đẹp…

04/01/2024
Chi tiết

Các Loại Vết Nứt Tường Phổ Biến Nhất Hiện Nay & Cách Xử Lý 

Nứt tường nhà là hiện tượng dễ thấy và thường bắt gặp trong các công trình dân dụng. Các vết nứt này không chỉ khiến…

04/01/2024
Chi tiết