Sơn là một vật liệu không thể thiếu trong đời sống hiện đại và sức hút của sơn 1 thành phần và 2 thành phần ngày càng tăng cao. Sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và hiệu quả là những đặc điểm nổi bật khiến sơn 1 thành được ưa chuộng. Trong khi đó, sơn 2 thành phần cao cấp luôn được đánh giá là giải pháp tối ưu cho công trình yêu cầu độ bền và chống thời tiết cao. Khởi đầu cho một công trình hoàn thiện chất lượng bằng việc lựa chọn sơn 1 thành phần và 2 thành phần đem lại sự yên tâm và hài lòng cho cả nhà thầu và khách hàng.
Sơn 1 thành phần và 2 thành phần là gì?
Sơn 1 thành phần được xem là loại sơn có thành phần cấu tạo đơn giản, chỉ bao gồm một hạt nhựa và một dung môi có khả năng hình thành màng sơn trên bề mặt. Loại sơn này thường có thời gian khô khá nhanh và giá thành có phần rẻ hơn so với sơn 2 thành phần.
Trong khi đó, sơn 2 thành phần là loại sơn có thành phần cấu tạo phức tạp hơn, bao gồm ít nhất 2 thành phần riêng biệt – một thành phần là hạt nhựa và một thành phần khác là chất đóng rắn. Khi hai thành phần này được trộn vào với nhau, chất đóng rắn sẽ gây ra phản ứng hóa học nhằm tạo ra một lớp sơn vô cùng bền vững và chống chịu tốt với các tác động bên ngoài.
> Xem thêm: Sơn Chống Thấm 2 Thành Phần Và Những Điều Bạn Chưa Biết
Nên chọn loại sơn nào thì cần phải dựa vào mục đích sử dụng và yêu cầu của từng công trình.
So sánh ưu nhược điểm của sơn 1 thành phần và 2 thành phần
Bảng so sánh ưu nhược điểm của sơn 1 thành phần và 2 thành phần để quý gia chủ cùng tham khảo:
Sơn 1 thành phần | Sơn 2 thành phần | |
Ưu điểm | – Thời gian khô của sơn 1 thành phần nhanh hơn so với sơn 2 thành phần
– Giá thành rẻ hơn so với các dòng sơn 2 thành phần. – Dễ thi công, không cần phải pha trộn với chất đóng rắn. |
– Độ bền cao và chống chịu được với các tác động của môi trường bên ngoài.
– Khả năng bám dính tốt hơn so với sơn 1 thành phần. – Độ bóng và độ bền đẹp của bề mặt cao hơn. |
Nhược điểm | – Độ bền không quá cao, không chống được tác động của môi trường bên ngoài.
– Không thích hợp sử dụng cho các bề mặt công trình yêu cầu độ bền cao. |
– Thời gian thi công khô lâu hơn so với sơn 1 thành phần.
– Giá thành có phần đắt hơn so với sơn 1 thành phần. – Phải pha chất đóng rắn và cần chú ý tỉ lệ pha đúng để đạt hiệu quả tốt. |
> Xem thêm: Cách Pha Sơn 2 Thành Phần Đúng Chuẩn Có Thể Bạn Chưa Biết?
Khi nào nên sử dụng sơn 1 thành phần, khi nào nên dùng sơn 2 thành phần?
Sơn 1 thành phần và sơn 2 thành phần có những ưu điểm và hạn chế riêng biệt của từng loại. Do đó việc sử dụng sơn 1 thành phần hay 2 thành phần phụ thuộc vào mục đích sử dụng và đặc tính kỹ thuật của bề mặt cần sơn.
Khi nào nên sử dụng sơn 1 thành phần?
Sơn 1 thành phần thường được sử dụng cho các công trình nhỏ và đơn giản hơn đối với bề mặt sơn ít bị va chạm, kéo giãn, ít phải chịu tác động của môi trường thì sơn 1 thành phần có thể đảm bảo độ bám dính và độ đồng đều của lớp sơn.
Sơn 1 thành phần có giá thành rẻ hơn so với sơn 2 thành phần, thời gian khô nhanh hơn và dễ sử dụng hơn do cấu tạo không quá phức tạp.
Tuy nhiên, sơn 1 thành phần không phù hợp với bề mặt cần bảo vệ khỏi môi trường ẩm ướt, axit hay kiềm mạnh và đồi hỏi độ bền cao.
> Xem thêm: Các Phong Cách Nội Thất Dẫn Đầu Xu Thế Thiết Kế Trong 2023
Khi nào nên sử dụng sơn 2 thành phần?
Sử dụng cho các công trình lớn hay đối với các bề mặt cần sơn phải đảm bảo độ bền cao, chịu được tác động của môi trường khắc nghiệt thì sơn 2 thành phần là sự lựa chọn tốt nhất.
Sơn 2 thành phần có khả năng chống chịu mài mòn, chịu được tác động của các hóa chất mạnh và đòi hỏi độ bền cao hơn so với sơn 1 thành phần.
Sơn 2 thành phần có tuổi thọ cao thường được dùng để sơn cho các thiết bị máy móc, kết cấu nhà xưởng, bê tông hoặc sơn tàu thuyền. Với mục đích hướng tới là chống mài mòn, chống trơn trượt và chống thấm nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
> Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xử Lý Vết Nứt Tường Ngoài Trời
Ngoài ra nhiều loại sơn 2 thành phần được dùng để sản xuất để phục vụ việc sơn trên nhiều bề mặt phẳng, bao gồm cả đồ gỗ nội thất. Chúng phù hợp cho việc đánh bóng chất lượng với khả năng chống trầy xước, chống dính và chống ẩm tốt. Ngoài ra dòng sơn này còn có độ bền khá cao mà lại nhanh khô, rất an toàn với sức khỏe con người. Sau khi hoàn tất thi công, màng sơn càng bền đẹp hơn, độ cứng tốt và giá trị thẩm mỹ cũng được đánh giá cao.
Làm sao để kết hợp sơn với chất đóng rắn để tạo thành sơn 2 thành phần?
Để sơn có thể kết hợp với chất đóng rắn để tạo thành sơn 2 thành phần, gia chủ cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị sơn và chất đóng rắn
Gia chủ cần chuẩn bị sơn và chất đóng rắn theo tỉ lệ và loại được yêu cầu. Tỉ lệ này có thể tùy thuộc vào sản phẩm sử dụng và hãng sản xuất sơn.
Bước 2: Trộn sơn và chất đóng rắn
Sau khi có sơn và chất đóng rắn, gia chủ tiến hành pha trộn sơn và chất đóng rắn lại với nhau theo tỉ lệ đã chuẩn bị sẵn. Gia chủ sử dụng các dụng cụ phù hợp để trộn đều cho hai chất hòa trộn tốt nhất.
Bước 3: Thêm dung môi và trộn đều
Sau khi trộn sơn và chất đóng rắn lại với nhau, gia chủ cần thêm dung môi phù hợp để pha loãng hỗn hợp trước khi sử dụng. Sau đó, bạn tiếp tục trộn đều để đảm bảo sự kết hợp hoàn hảo giữa sơn và chất đóng rắn.
Bước 4: Sử dụng sơn 2 thành phần
Sơn 2 thành phần có thể sử dụng trên nhiều bề mặt khác nhau, tùy thuộc vào loại sơn và chất đóng rắn được sử dụng. Gia chủ cần sử dụng sơn đúng cách và theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo độ bền và hiệu quả cao nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Kansai Paint Việt Nam về sơn 1 thành phần và sơn 2 thành phần của thương hiệu sơn hơn 100 năm đến từ Nhật Bản, hy vọng đã mang đến cho quý gia chủ những thông tin hữu ích. Nếu còn có bất cứ băn khoăn thắc mắc gì cần tư vấn vui lòng để lại bình luận ở phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số hotline: 1900 88 6862 để được các chuyên viên tư vấn cụ thể nhất nhé!
Thông tin liên hệ
zalo.me/918744844993182752
Hotline: 1900 88 6862
Email: cskh@kansaipaint.com.vn