Sơn 2 thành phần hiện nay là một trong những dòng sản phẩm được rất nhiều khách hàng và các doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn bởi những tính năng và đặc tính nổi bật của nó. Tuy nhiên bạn vẫn chưa thực sự hiểu rõ về sản phẩm này, chưa biết rõ về những đặc tính nổi bật của nó, cách pha như thế nào? Thấu hiểu những điều này, hôm nay Kansai Paint Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp sơn 2 thành phần là gì và cách pha sơn đúng chuẩn chuyên gia nhé. Cùng theo dõi nào!
Sơn 2 thành phần là gì?
Sơn 2 thành phần hay còn được gọi là 2K, là loại sơn công nghiệp chuyên dụng được tạo thành từ hai thành phần chính là sơn gốc (sơn nền) và chất đóng rắn. Khi trộn 2 hai thành phần lại với nhau, chúng tạo ra một phản ứng hóa học, giúp sơn cứng lại và có độ bền cao hơn so với các loại sơn thông thường khác. Từ đó giúp bảo vệ bề mặt và kết cấu vật liệu trước những tác động của môi trường như ăn mòn, nhiệt độ,… và giúp kéo dài tuổi thọ cho công trình.
> Xem thêm: 【Giải Đáp Thắc Mắc】 Sơn Dầu Có Cần Sơn Lót Không?
Đặc tính nổi bật của sơn 2 thành phần là gì?
Sơn 2 thành phần nổi bật với nhiều đặc tính ưu việt, làm cho nó trở thành lực chọn hàng đầu trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Dưới đây là những đặc tính nổi bật của sơn 2 thành phần:
1./ Sơn 2 thành phần có độ bền rất cao
- Chịu mài mòn: Sơn 2 thành phần có khả năng chống lại sự mài mòn cơ học rất tốt, giúp bề mặt sơn bền vững dưới các tác động vật lý.
- Chịu va đập: Lớp sơn 2 thành phần cứng cáp và không dễ bị nứt hay bong tróc khi va đập mạnh.
2./ Sơn 2 thành phần có khả năng kháng hóa chất
Sơn 2 thành phần có khả năng kháng hóa chất như các loại dung môi hay chất tẩy rửa, cùng khả năng chống lại sự ăn mòn của các loại axit và kiềm mạnh.
> Xem thêm: Sơn Chống Thấm 2 Thành Phần Và Những Điều Bạn Chưa Biết
3./ Sơn 2 thành phần có khả năng chống chịu thời tiết
- Chống tia UV: Sơn 2 thành phần có khả năng chống lại các tác động của tia cực tím, giúp lớp sơn không bị bay màu hay suy giảm chất lượng dưới ánh sáng mặt trời.
- Chống ẩm: Bề mặt sơn 2 thành phần có khả năng chống thấm nước và ngăn chặn sự sinh trưởng của rêu và nấm mốc.
4./ Sơn 2 thành phần có độ bám dính cực tốt
Sơn 2 thành phần có khả năng bám dính tốt trên nhiều loại bề mặt như kim loại, gỗ, nhựa, bê tông và gốm sứ. Lớp sơn bền chắc không bị bong tróc ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
5./ Sơn 2 thành phần có độ bóng cao và bền màu với thời gian
Sơn 2 thành phần tạo ra lớp màng sơn có độ bóng cao, mang lại vẻ ngoài sáng đẹp và chuyên nghiệp. Đồng thời sơn 2K không bị phai màu theo thời gian, giữ được vẻ đẹp nguyên bản trong thời gian dài.
> Xem thêm: Giải Đáp 1Kg Sơn Dầu Giá Bao Nhiêu【Cập Nhật Mới Nhất】
6./ Sơn 2 thành phần đem lại hiệu ứng thẩm mỹ cao
Đa dạng màu sắc là những gì có thể nhắc đến khi nói về sơn 2 thành phần. Sơn 2K có thể pha chế với nhiều màu sắc và hiệu ứng khác nhau, phù hợp với nhu cầu trang trí và thẩm mỹ. Bạn có thể tạo ra các hiệu ứng như nhũ, ánh kim hoặc mờ tăng thêm tính độc đáo cho bề mặt sơn.
7./ Sơn 2 thành phần được ứng dụng rất rộng rãi
- Ô tô và xe máy: Được sử dụng rộng rãi trong sơn phủ và bảo vệ bề mặt xe
- Công nghiệp và xây dựng: Áp dụng trong các sản phẩm sơn dự án bảo vệ các kết cấu sắt, thép và các bề mặt kim loại khác.
- Đồ gỗ và nội thất: Sử dụng trong sơn phủ bề mặt đồ gỗ và nội thất cao cấp, giúp tăng độ bền và tính thẩm mỹ.
Với những đặc tính nổi bật trên, sơn 2 thành phần trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho các công trình yêu cầu độ bền, độ cứng và khả năng chống chịu môi trường khắc nghiệt, đồng thời mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ và tính chuyên nghiệp cho sản phẩm.
Cách pha sơn 2 thành phần đúng chuẩn chuyên gia
Dưới đây là quy trình pha sơn 2 thành phần đúng chuẩn chuyên gia với 5 bước đơn giản:
Bước 1: Mở nắp từng thùng sơn chứa thành phần A (sơn gốc) và thành phần B (chất đóng rắn).
Bước 2: Dùng máy khuấy và khuấy đều thành phần A từ 2-3 phút.
Bước 3: Đổ từ từ thành phần chất đóng rắn vào sơn gốc.
Bước 4: Dùng máy khuấy sơn chuyên dụng trộn đều hỗn hợp lại với nhau thành một thể thống nhất. Khi trộn 2 thành phần của sơn, bạn có thể cho thêm dung môi với tỉ lệ từ 5-10% để dễ thi công hơn.
Bước 5: Để sơn nghỉ thêm 5 phút và có thể sử dụng.
> Xem thêm: Top Những Dung Môi Pha Sơn Dầu Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay
Lưu ý khi pha sơn 2 thành phần
Pha sơn 2 thành phần tốn khá nhiều thời gian thi công, do đó cần tỉ mỉ trong quá trình trộn sơn cần đảm bảo đúng tỷ lệ và quy trình.
Sơn sau khi pha cần phải sử dụng ngay trong thời gian từ 4 đến 6 tiếng để sơn đạt được chất lượng tốt nhất. Chỉ nên pha lượng sơn vừa đủ tránh tình trạng sơn bị khô và đông cứng.
Đối với sơn 2 thành phần gốc dầu thì loại dung môi pha loãng phải là hệ gốc dầu. Trong dung môi có chứa rất nhiều hóa chất độc hại nên trong quá trình thi công, công nhân cần phải thực hiện các phương pháp bảo hộ như đồ bảo hộ, mắt kính, bao tay, nón, mặt nạ chống độc và khẩu trang. Khi dung môi tiếp xúc vào da phải rửa sạch ngay lập tức.
Tỷ lệ pha chế sơn 2 thành phần của mỗi loại thường khác nhau và kết hợp với dung môi cũng khác. Vì vậy khi sử dụng sơn 2 thành phần bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn tỷ lệ pha của mỗi loại, nếu không sơn sẽ bị biến tính và không thể đóng rắn khô khi sơn.
Trên đây là những chia sẻ của Kansai Paint Việt Nam về sơn 2 thành phần là gì hy vọng đã mang đến cho quý vị độc giả những thông tin hữu ích. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm sơn 2 thành phần chất lượng thì Kansai Paint chính là một địa chỉ đáng tin cậy cho bạn tham khảo.
Được hình thành từ năm 1918, Kansai Paint là một trong những tập đoàn sản xuất sơn và vật liệu phủ lớn nhất thế giới và thành công nhất tại Nhật Bản. Trải qua hơn 100 năm hoạt động và phát triển, với hệ thống rộng khắp 5 châu lục và có mặt tại hơn 70 quốc gia, Kansai Paint đã trở thành biểu tượng trong ngành sơn và hóa chất, phục vụ trang trí và bảo vệ rất nhiều các công trình lớn trên thế giới.
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với Kansai Paint Việt Nam nào. Chúng tôi hân hạnh phục vụ quý khách hàng!
Thông tin liên hệ
zalo.me/918744844993182752
Hotline: 1900 88 6862
Email: cskh@kansaipaint.com.vn